Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường ô tô IHS Global Insight, cuộc chạy đua tìm nguồn cung cho các linh kiện có tính chuyên dụng cao này (chất bán dẫn, màn hình, bộ cảm biến, điện trở…) trước khi cạn hàng dự trữ sẽ rất khó khăn. Hậu quả của việc thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản sẽ hiển hiện chỉ trong vài tuần tới.
Mặc dù nhiều công ty cho biết hiện tại họ có đủ nguồn hàng dự trữ, nhưng một số cho biết đã phải giảm công suất trong khi đánh giá tình hình, khi các sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi còn chưa chấm dứt.
Tại Thái Lan,
“Giảm công suất bây giờ còn hơn duy trì sản lượng để rồi gặp khó khăn sau này,” một lãnh đạo
Hyundai-Kia
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc, Hyundai Motor, cùng với đồng minh Kia Motors, có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều, vì họ phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản ít hơn so với các nhà sản xuất khác tại Hàn Quốc.
Tuy vậy, Hyundai hay Kia cũng không hoàn toàn “vô sự”, vì khá nhiều trong số 2.690 nhà cung cấp Hàn Quốc của họ lại phụ thuốc nhiều vào nguồn cung linh kiện từ Nhật. Tình hình có thể xấu đi trong tương lai, vì không thể dễ dàng tìm nguồn cung thay thế đối với linh kiện, phụ tùng ô tô, trong khi các nhà cung cấp nhỏ của Nhật Bản khó có khả năng hồi phục trong tương lai gần.
Renault Samsung
Renault Samsung Motors Corp. hôm nay cho biết sẽ giảm công suất để chuẩn bị đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng ô tô từ Nhật Bản do các trận động đất.
Renault Samsung, 80% do tập đoàn Renault của Pháp sở hữu, sẽ tạm ngừng sản xuất 8 tiếng của các ngày làm thêm 19/3 và 26/3, đồng thời ngừng sản xuất 2 tiếng làm thêm trong 10 ngày từ 18-31/3 tại nhà máy Busan (Hàn Quốc).
Renault Samsung, sản xuất 24.000-25.000 xe/tháng tại nhà máy Busan, chủ yếu nhập khẩu bộ phận điều khiển động cơ, puli và đầu xy-lanh từ Nhật Bản.
Một người phát ngôn của công ty cho biết nhà máy tại Busan sẽ bị giảm sản lượng khoảng 2.000-2.500 xe trong tháng này. Đến đầu tháng sau, ban lãnh đạo mới quyết định có tiếp tục ngừng sản xuất các ca làm thêm giờ trong tháng 4 hay không.
GM Hàn Quốc
GM Hàn Quốc, phân nhánh tại Hàn Quốc của GM, cũng đang cân nhắc giảm công suất vì công ty nhập khẩu 4% linh kiện, phụ tùng ô tô từ Nhật Bản để lắp ráp hai mẫu Chevrolet Spark và Chevrolet Cruze.
GM Hàn Quốc ước tính sản lượng sẽ bị giảm 10%.
Volvo
Volvo hôm 17/3 đã cảnh báo rằng nguồn dự trữ một số linh kiện, phụ tùng chỉ còn đủ để phục vụ sản xuất trong một tuần, và rằng sản lượng có thể bị giảm nếu không được bổ sung nguồn hàng.
Nhà sản xuất ô tô Thụy Điển này sử dụng khoảng 10% linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản, nên cũng có nguy cơ bị gián đoạn sản xuất do thiếu nguồn cung, cụ thể là các hệ thống giải trí thông tin trên xe như dàn âm thanh, hệ thống dẫn đường...
7 nhà cung cấp của Volvo nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi cuối tuần trước, và đã phải ngừng sản xuất. Volvo không nêu tên cụ thể của các nhà cung cấp này.
Porsche
CEO Martin Winterkorn của Porsche hôm 17/3 cho biết ông hy vọng không xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung trong tuần này hoặc tuần sau. Nhà sản xuất ô tô thể thao Đức này sử dụng động cơ và các linh kiện điện tử từ Nhật, nhưng ông Winterkorn cho biết Porsche có thể chuyển sang các nhà cung cấp ở nơi khác nếu cần thiết.
BMW
CEO Norbert Reithofer của BMW hôm 15/3 cho biết, còn quá sớm để đánh giá khả năng gián đoạn nguồn cung. Giám đốc mua sắm của BMW, ông Herbert Diess, cho biết thêm rằng công ty có thể vẫn hoạt động tốt trong 7-10 ngày tới. Đến ngày 17/3, BMW khẳng định tình hình sản xuất của công ty vẫn chưa có gì thay đổi.
Peugeot-Citroen
Một người phát ngôn của PSA Peugeot-Citroen, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai châu Âu sau Volkswagen, cho biết hiện tại công ty không gặp vấn đề gì về nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng.
Peugeot-Citroen có 12 nhà cung cấp ở Nhật, chiếm 350 triệu euro trong tổng ngân sách mua sắm hàng năm của công ty. Người phát ngôn của Peugeot-Citroen cho biết họ có nguồn hàng dự trữ lớn, nhưng nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài thì cũng không loại trừ khả năng công ty có thể gặp một số khó khăn về nguồn cung.
Nhật Minh
Theo WSJ, Yonhap